Quantcast

22 tháng 6, 2007

Điện thoại làm được gì trong 10 năm tới

[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: Điện thoại làm được gì trong 10 năm tới]Không giống như công nghệ nhận diện bằng tần số radio (Radio Frequency Indentification - RFI), NFC cho phép kết nối hai chiều, nghĩa là người dùng phải nhập password riêng của mình vào máy thì việc thanh toán mới hoàn tất.Nếu trước đây người ta dùng điện thoại chỉ để liên lạc, thì trong 10 năm tới, họ sẽ có thể đi shopping và trả tiền qua mobile, lướt web nhanh như dùng laptop hay xem truyền hình từ cái alô ngay khi đang ngồi xe buýt.

Khi các nhà cung cấp dịch vụ phát triển ra mạng 3G hỗ trợ ứng dụng cần đường truyền băng thông rộng, những “nội dung số” như nhạc, video, Internet cho điện thoại di động đang nổi lên như một hiện tượng. Trong những năm về sau, hiện tượng này sẽ không còn quá đặc biệt nữa. Tuy nhiên, một câu hỏi mà người dùng đặt ra là, liệu điện thoại trong tương lai còn làm được những gì ngoài nghe nhạc và xem video?

1. Điện thoại thay ví

Ảnh: Howardchui.
Nokia 6131 NFC thay ví trả tiền. Ảnh: Howardchui.

Một công nghệ mới có tên “Near-Field Communications” hay NFC, sẽ biến điện thoại thành một chiếc thẻ tín dụng. Một con chip nhỏ được tích hợp trong máy sẽ cho phép người dùng trả tiền cho những món hàng mình mua. Số tiền đó sẽ được trừ luôn vào tài khoản.

Hiện tại, công nghệ này đang được ứng dụng tại Mỹ, Đức, Phần Lan, Hà Lan và một số nước khác. Tại Nhật, người ta cũng đã có thể dùng điện thoại để trả tiền cho những món hàng nhỏ như nước ngọt hay vé tàu điện ngầm.

Hãng tiên phong cho dịch vụ này là Nokia. Đầu năm, hãng này đã giới thiệu model 6131 NFC tại CES 2007 và hiện tại máy đang được sử dụng tại Mỹ qua mạng Cingular.

2. “World Wide Web” nằm trong túi

Nokia E61 chạy trình duyệt Opera trên hệ điều hành Symbian. Ảnh: Phoneegg.

Nokia E61 chạy trình duyệt Opera trên hệ điều hành Symbian. Ảnh: Phoneegg.

Điều này có vẻ “đầy hứa hẹn” vì các thiết bị hỗ trợ kết nối Internet tốc độ cao đã xuất hiện trên thị trường. Phần lớn các smartphone “đời mới” đều được trang bị trình duyệt HTML đầu đủ, như dòng N, dòng E-series của Nokia. Đặc biệt, các điện thoại dòng E còn chạy trình duyệt Opera trên hệ điều hành Symbian.

Trong tương lai, trình duyệt HTML sẽ trở nên phổ biến hơn và xuất hiện trên mọi mẫu máy, kể cả những model được coi là cơ bản. Gần đây nhất, Motorola đã thông báo thêm HTML cho dòng Razr 2 của mình.

Vậy, người dùng được lợi gì khi Internet cho mobile phát triển? Một điều hiển nhiên, các mạng xã hội như MySpace hay YouTube sẽ đông “dân” hơn.

3. Tìm vị trí

Nokia 6110 Navigator, điện thoại dẫn đường chuyên dụng của Nokia. Ảnh: T3.

Nokia 6110 Navigator, điện thoại dẫn đường chuyên dụng của Nokia. Ảnh: T3.

Hiện tại, phần lớn lượng điện thoại bán ra tại Mỹ được trang bị chip GPS (Global Positioning System). Ứng dụng hay sử dụng nhất của GPS là tìm đường đến những nơi cần tới. Thông thường khi yêu cầu được biết đường đến một vị trí cụ thể, trên màn hình sẽ hiện ra một bản đồ vẽ chi tiết con đường phải đi.

4. Tìm kiếm trên điện thoại di động

Nhiều nhà phân tích cho rằng chỉ 3 năm nữa thôi, việc tìm kiến trên điện thoại di động sẽ diễn ra chủ yếu. Các điện thoại mới sẽ có công cụ search hiện ngay ở màn hình chính, ngay cạnh icon biểu thị pin, sóng và giờ.

Một trong những model đi đầu trào lưu này Ocean của Helio. Do màn hình lớn nên việc bố trí công cụ tìm kiếm cũng đơn giản hơn. Khi cần, người dùng chỉ việc gõ trên bàn phím và nhấn Enter là đã có kết quả từ Google, Yahoo và Wikipedia.

5. TV di chuyển

Nokia N77, điện thoại truyền hình nhỏ gọn. Ảnh: Gizmodo.

Nokia N77, điện thoại truyền hình nhỏ gọn. Ảnh: Gizmodo.

Mặc dù năm ngoái và năm nay, TV di động đã hình thành và đang dần phát triển tại một số nước thì các nhà phân tích lại dự đoán rằng tới năm 2011, toàn thế giới mới đạt 30 triệu thuê bao truyền hình số di động. Đồng thời, lúc này, khoảng 70 triệu điện thoại truyền hình được tiêu thụ.

6. Đơn giản hóa việc chọn các ứng dụng

iPhone được đánh giá là giao diện trực giác nhất. Ảnh: Infoworld.

iPhone được đánh giá là giao diện trực giác nhất. Ảnh: Infoworld.

Nếu trước đây bạn phải click rất nhiều lần trước khi có thể sử dụng được ứng dụng mình cần thì càng về sau việc truy xuất dữ liệu càng đơn giản hơn. Mỗi máy sẽ có một phím chuyên biệt mang nhiều chức năng trong một để tiện cho thao tác nhanh.

iPhone sắp ra mắt là một minh chứng hoàn hảo cho việc này. Ngoài những phím Internet chuyên dụng, iPhone không cố định màn hình một chiều. Thay vào đó, bạn có thể xoay ngang hay dọc tùy thích để làm sao xem được một trang web toàn diện.

Sau iPhone, các điện thoại thuộc dòng Razr 2 cũng sẽ có giao diện thân thiện và trực giác hơn. Người dùng sẽ không phải click nhiều lần để tới danh bạ điện thoại, tin nhắn hay nhiều ứng dụng khác nữa.

7. Wi-Fi phone

Điện thoại Wi-Fi khiến Skype đắt hàng. Ảnh: Techgad.

Điện thoại Wi-Fi khiến Skype đắt hàng. Ảnh: Techgad.

Điện thoại trong tương lai không cần dùng tới GPRS để duyệt web mà sẽ hoàn toàn sử dụng Wi-Fi. Chỉ vài năm tới thôi, công nghệ mạng không dây sẽ cho phép khác hàng duyệt web bất cứ đâu, miễn là ở đó có điểm “hot spot”.

Ngoài ra, với Wi-Fi, việc gọi điện qua Internet (VoIP) cũng dễ dàng hơn, Skype nhờ đó mà đắt khách hơn. VoIP giúp tiết kiệm ngân sách cho việc roaming.

8. Thay máy ảnh số

Sony Ericsson K790i hiện có 3,2 Megapixel. Ảnh: Photokina-show.

Sony Ericsson K790i hiện có 3,2 Megapixel. Ảnh: Photokina-show.
Một trong những thay đổi lớn nhất trong công nghệ di động vài năm qua là việc tích hợp camera vào điện thoại. Tới nay, gần như 41% “alô” được sử dụng là camera phone và việc lựa chọn “dế” có máy ảnh dường như là một điều kiện tiên quyết.

Theo công ty nghiên cứu Gartner, tới năm 2010, dự kiến thị trường điện thoại di động sẽ có khoảng tỷ camera phone, tăng gần gấp đôi so với con số 589 triệu của năm 2007.

Đương nhiên là càng về sau, công nghệ càng cao dẫn tới máy ảnh trên điện thoại càng hi-end. Độ phân giải trung bình sẽ lên tới 3 Megapixel và cao nhất sẽ là 8 Megapixel. Hiện tại, Nokia N95 là chiếc camera phone đầu tiên đạt 5 Megapixel. Bên cạnh khả năng chụp ảnh, camera điện thoại còn có thể quay video tốt.

10. Không thể sống thiếu nhạc

Music phone không bao giờ lỗi mốt. Ảnh: Fareast.

Music phone không bao giờ lỗi mốt. Ảnh: Fareast.

Không ai có thể loại bỏ vị thế của music phone khỏi thị trường di động. Gartner đã tính rằng, nếu năm ngay, người ta bỏ ra 13,7 tỷ USD để sắm điện thoại nghe nhạc thì 3 năm sau, con số này sẽ tăng lên 32,3 tỷ USD.

Các hãng đua nhau ra “dế” nghe nhạc, từ Apple với iPhone tới Sony Ericsson với dòng Walkman. Motorola thì có Rork, Z8; ngay cả BlackBerry, hãng nổi tiếng với thiết bị hỗ trợ cá nhân cũng “đổi món” với 8300 Curve hỗ trợ giải trí tối đa.

Trong 10 năm tới, ranh giới giữa điện thoại và máy nghe nhạc sẽ nhòa dần vì bộ nhớ trong của “dế” sẽ ngày càng lớn hơn, phần mềm nghe nhạc chuyên dụng hơn. Loa ngoài phát âm thanh “hoành tráng” như một bộ loa di động. Bên cạnh đó, người dùng còn có thể download nhạc trực tiếp từ trang nội dung.

Nguồn: Cnet

[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: Điện thoại làm được gì trong 10 năm tới]

Không có nhận xét nào: