Quantcast

22 tháng 12, 2007

Cold Bath - Tốt khi bạn buồn

[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: 12/2007]

Cold Bath - Tốt khi bạn buồnChia tay người yêu, bị trượt một kỳ thi nào đó, hay tự nhiên thấy mình xấu xí hơn người khác ... khiến bạn buồn rầu, u sầu, đau đầu, chóng mặt... (giống quảng cáo dầu gió quá ). Hãy ĐI TẮM với... NƯỚC LẠNH [!]

Tác giả nghiên cứu Nikolai Shevchuk tại Đại học Virginia Commonwealth, Mỹ, tin rằng mọi chuyện bắt nguồn từ một vùng não mang tên locus ceruleus (tên xấu ghê ), hay còn gọi là "điểm buồn". Tắm nước lạnh sẽ kích thích điểm này - nguồn cung cấp noradrenaline chính của não, giúp điều chỉnh sự trầm cảm.

Theo ông, trầm cảm bị gây ra bởi 2 yếu tố:

  • Thứ nhất là di truyền (xem SGK Sinh học 12 trang 22, không thấy thì xem Mục lục ).
  • Thứ 2 là do lối sống thiếu các stress sinh lý (nghe ngộ ngộ ha ), chẳng hạn như những thay đổi đột ngột trong thân nhiệt, để giúp kích hoạt hệ thống tự vệ của cơ thể.

"Hiệu quả chống trầm cảm có thể nằm ở chỗ nước lạnh khiến cơ thể rùng mình và gửi cơn sốc nhẹ tới não, giúp kích thích 'điểm buồn'. Ở người, mật độ của các cảm thụ thể lạnh dày gấp 3-10 lần cảm thụ thể nóng, vì thế dễ gây sốc lên não".

Những thay đổi đột ngột về thân nhiệt cũng giống như liệu pháp chữa vi lượng đồng cân, theo đó một hàm lượng nhỏ những thứ có hại lại trở nên có lợi, do nó kích thích hệ thống hồi phục của cơ thể (chà, vậy là giống System Restore của Windows vậy áh ). Sốc điện hay biện pháp kích thích não hoạt động theo nguyên tắc này (chài đừng có lấy ngón tay thọt vô ổ điện nghe, giựt đen thùi lùi lun ). Đó cũng là lý do sốc điện được sử dụng để chữa trầm cảm.

Tuy nhiên, tắm nước lạnh không nên áp dụng với bệnh nhân tim hay đang bị bệnh nặng khác. Các bác sĩ khuyên rằng nên tắm nước lạnh - khoảng 20 độ C (trùi ui chịu seo nổi ko bít) - trong 2-3 phút, 1 hoặc 2 lần mỗi ngày. Trước đó đã phải làm quen dần với nhiệt độ trong khoảng 5 phút.

Vậy là trước khi đi tắm phải... vô phòng lạnh mở máy lạnh 20 độ C, ngồi một lát rồi mới được đi tắm. Nhưng trước đó phải mua cây nước đá để vô xô, thao, lu gì đó cho nước nó lạnh nữa, ra khỏi phòng lạnh là có nước tắm liền.

Tóm lại, chi phí để tắm nước lạnh, lộn, để "giải sầu" bằng cách tắm nước lạnh là hơi bị nhiều (tiền điện, tiền nước đá, tiền thuốc cảm...). Cho nên đừng có bùn làm chi, VUI LÊN ĐI.

Bài viết này t lấy từ VnExpress, theo nguồn Discovery. Một số chỗ đã được t sửa đổi, thêm thắt lắt nhắt... AI có CÁCH NÀO HAY HƠN ĐỂ HẾT BUỒN thì COMMENT, không có cũng phải comment lun

[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: 12/2007]

» Xem tiếp ▼

11 tháng 12, 2007

Giáng sinh » không có cây thông... coi sao được

[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: 12/2007]Giáng sinh đang đến, mà nhà lại không có chỗ để cây thông nho nhỏ chơi cho đẹp, nên đành phải... "sắm" 1 cây để lên desktop đỡ

Nói vậy chứ mấy cái này toàn free ko à, ai thích thì download theo link bên dưới nha

1. Desktop Christmas Tree (download)





2. Free Christmas Tree (download)

[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: 12/2007]

» Xem tiếp ▼

7 tháng 12, 2007

Giải Quyết Nội Chiến

[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: 12/2007]

Muốn làm lành sau cuộc tranh cãi với ông xã, bạn không cần nói xin lỗi khi trong lòng vẫn ấm ức hoặc cố tạo ra buổi nói chuyện cho ra vấn đề. Có khi, chỉ cần giả vờ nhờ chàng một việc gì đó, rồi gợi chuyện, mọi việc sẽ êm ngay.
Trong thực tế, sau khi nội chiến xảy ra, người ta thường phản ứng theo một trong 3 cách sau:

- Hy sinh cái mà mình thích và làm theo cái người kia thích. Đây là thái độ nhượng bộ, nó có tác dụng làm cho đối phương hài lòng nhưng chính bạn lại ấm ức.
- Không cần biết đối phương nghĩ gì, cứ làm theo cách mà mình thích. Bạn sẽ dương dương tự đắc nhưng gây khó khăn cho đối phương.
- Phớt lờ coi như không có chuyện gì xảy ra.


Cả ba cách đó đều không xua tan được bầu không khí bất hòa, có khi còn đẩy mâu thuẫn đến chỗ gay gắt hơn. Cho nên tốt nhất hai bạn cần nói chuyện thẳng thắn với nhau. Và nghệ thuật làm lành là ở chỗ nói chuyện như thế nào. Dưới đây là những quy tắc vàng của nhà tâm lý nổi tiếng người Mỹ, Danniel Johnson.

Quy tắc thứ nhất: Thương lượng vui vẻ và an toàn

Không ít người coi việc thương lượng để làm lành nặng nề như đi vào phòng tra tấn. Nhưng nếu muốn thành công, trước khi đàm phán, bạn phải nắm chắc quy tắc cơ bản là cả hai cùng vui vẻ. Hãy cất ngay bộ mặt khó đăm đăm của bạn đi và nở nụ cười. Muốn thế cần tuân thủ 3 điều cơ bản dưới đây:

- Duy trì không khí vui vẻ trong suốt quá trình đàm phán. Bạn hãy thoải mái nêu vấn đề với tâm trạng vui vẻ. Nếu thấy tình hình không sáng sủa thì dừng lại ngay.

- Xác định an toàn là trên hết. Mục đích của làm lành là để cứu vãn hôn nhân, bởi thế phải bình tĩnh ngay cả khi đối phương tỏ ra nóng nảy. Khi thấy mình bị xúc phạm, bản năng tự vệ trong bạn bắt đầu thức dậy. Lúc này tâm lý thông thường là bạn muốn trả đũa nhưng nên nhớ rằng cuộc đấu khẩu sẽ không đi đến đâu.

- Nếu bạn thấy cuộc thương lượng bế tắc thì cách hay nhất là rút lui. Bạn không thể giải quyết vấn đề tại một thời điểm bất lợi như thế. Rút lui không chỉ có nghĩa là bỏ đi mà là chuyển đề tài và đợi thời cơ khác. Không được cứng nhắc theo kiểu đã định hôm nay nói là phải thanh toán hết, muốn ra sao thì ra. Đó là cách phá hủy hôn nhân chứ không phải cứu vãn nó.

Quy tắc thứ hai: Tìm ra điều mà đối phương quan tâm

Nhiều người hoàn toàn không hiểu nguyên nhân chính của sự xung đột và cũng không biết đối phương quan tâm tới cái gì. Có khi chính họ cũng không biết thật ra mình muốn gì. Đến khi những vấn đề riêng tư của mỗi người sáng tỏ, họ sửng sốt nhận ra: "Tưởng gì, hóa ra có thế mà cũng cãi nhau".

Quy tắc thứ ba: Tháo gỡ mâu thuẫn một cách sáng tạo

Không nhất thiết hai người phải ngồi lại nói chuyện. Có thể khi cả hai đang cùng đi dạo hay bạn giả vờ nhờ đối phương giúp một việc gì đó rồi vừa làm vừa trao đổi. Biết đâu chính lúc đó, cuộc hòa giải được giải quyết một cách hoàn hảo. Nếu bạn thiện chí, chắc chắn bạn sẽ nghĩ ra những cách làm cả hai hài lòng.

Quy tắc thứ tư: Khoanh vùng phạm vi mâu thuẫn

Không ít trường hợp sau khi cãi nhau kịch liệt người ta không nhớ nổi cuộc cãi vã đã bắt đầu từ cái gì. Có thể nguyên nhân cãi nhau lúc đầu chỉ bằng con kiến nhưng khi kết thúc lại to bằng con voi. Rồi có khi, cả hai còn lôi cả những chuyện từ đời nào đời nào ra để nói cho bõ tức khiến mâu thuẫn càng thêm trầm trọng. Cho nên khi làm lành, bạn không nên nhằm vào cái đuôi của mâu thuẫn mà cố nhớ lại lúc đầu cãi nhau vì cái gì rồi chỉ rút kinh nghiệm về cái đó. Không nên để ngọn lửa chiến tranh lan rộng.
[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: 12/2007]

» Xem tiếp ▼