Bo mạch chủ - Dành cho ép xung
[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: Bo mạch chủ - Dành cho ép xung]
Ép xung giúp tận dụng khả năng của máy tính để tiết kiệm chi phí so với máy có cùng hiệu năng. Việc ép xung đôi khi không còn phụ thuộc vấn đề kinh tế mà đã trở thành sở thích của nhiều người. Nó giống niềm yêu thích "độ xe". Bạn phải lựa chọn thiết bị và thay đổi các thông số kỹ thuật để "xe" đạt tốc độ cao nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn. Người thắng cuộc được quyền khoe về thành tích của mình với cộng đồng "độ xe".
Trước đây cộng đồng ép xung đã rất sôi nổi và hào hứng, nay càng phấn khích hơn khi Intel cho phép người dùng dễ dàng ép các bộ xử lý (BXL) dòng Core 2 Duo. Có lẽ đây là bước đi khôn ngoan của Intel để cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại.
Yêu cầu cấu hình
|
Để ép xung "ngon", cho hệ thống ổn định bạn cần chọn các thiết bị có chất lượng tốt gồm thùng máy, nguồn, bo mạch chủ (BMC), tản nhiệt BXL, bộ nhớ, card đồ họa. Nếu một trong những thiết bị này không đạt yêu cầu thì bạn không nên ép xung, sẽ phí thời gian mà không mang lại hiệu quả vì hệ thống chập chờn và có khi làm "chết" thiết bị. Test Lab dùng cấu hình thử nghiệm để ép xung các BMC gồm BXL Intel Core 2 Duo E6700, bộ nhớ 2 thanh Corsair XMS2-5400/512MB/675MHz/4-4-4-12, card đồ họa Asus EAX1950XTX, bộ nguồn Cooler Master iGreen Power 430W, tản nhiệt nước Cooler Master Mini R120 Aquagate.
Thử nghiệm
Để cho kết quả ép xung tốt, bạn nên chú ý cách lắp các thiết bị nhằm tối ưu khả năng tản nhiệt và cho dòng điện ổn định. Đối với tản nhiệt nước, "máy bơm" cần hoạt động mạnh và ổn định do đó cần lấy nguồn trực tiếp từ bộ nguồn. Khi đó quạt của tản nhiệt sẽ được gắn vào chân cắm nằm trên BMC để dùng tính năng tự điều chỉnh tốc độ của BIOS hoặc điều chỉnh bằng núm vặn. Nguồn cấp cho card đồ họa gồm 2 đầu 4 chân, mỗi đầu nên gắn với 1 dây nguồn khác nhau sẽ cho dòng điện ổn định hơn so với gắn 2 đầu vào cùng 1 dây nguồn. Các ngõ giao tiếp chưa dùng đến như SATA, COM, LPT, mạng... nên disable để tránh trường hợp những ngõ này bị ảnh hưởng khi ép xung, làm trục trặc hệ thống.
|
Phần gay go nhất trong thử nghiệm là công đoạn ép xung, xung nhịp và điện thế có thể được thay đổi ngay trong BIOS hoặc dùng các tiện ích đi kèm. Tăng xung nhịp của BXL, bộ nhớ và khe đồ họa để tăng tốc độ truyền và xử lý dữ liệu. Tăng điện thế để tăng sức mạnh tín hiệu và cấp đủ nguồn cho các linh kiện khi phải làm việc "quá sức". Trong quá trình ép xung bạn nên theo dõi nhiệt độ BXL và chipset, nên giữ nhiệt độ BXL dưới ngưỡng 700C và nhiệt độ chipset dưới 800C. Khi vượt qua ngưỡng nhiệt độ này thì một số hệ thống bắt đầu có dấu hiệu "loạng choạng" và tuổi thọ các linh kiện sẽ giảm nhanh. Test Lab dự định thử nghiệm 6 sản phẩm cho ép xung nhưng có đến 3 sản phẩm bị "rớt" vì không đáp ứng yêu cầu, khả năng ép rất thấp. Ba sản phẩm còn lại tuy chưa phải là "đỉnh" nhưng cũng cho khả năng ép xung rất tốt gồm Abit AW9D-MAX, Asus P5B-E và Asus P5B Deluxe.
Abit AW9D-MAX dùng chipset Intel 975X, có thiết kế tốt và thuận tiện cho ép xung gồm nút Power và Reset nằm trên bo mạch, đèn LED giúp chẩn đoán lỗi, dùng tản nhiệt với các ống dẫn, tất cả tụ điện đều là tụ rắn (solid state), tiện ích µGure cho phép ép xung mà không cần khởi động lại máy. BMC còn có card âm thanh rời với công nghệ audioMAX, đồ họa kép ATI CrossFire.
|
|
Sau khi lắp đặt hệ thống, Test Lab bắt đầu thay đổi các thông số xung BXL, điện thế BXL, điện thế bộ nhớ. Xung và thông số làm tươi bộ nhớ được "mở" tự động để việc ép dễ dàng và tập trung hơn cho BXL. Nếu bạn có kinh nghiệm thì có thể thay đổi các thông số này để tăng hiệu năng hệ thống. BMC của Asus còn cho phép chỉnh rất chi li như điện thế chip cầu bắc, cầu nam và FSB.
Kết quả
Tất cả BMC đều có thể ép BXL Intel E6700 2,66GHz (hệ số nhân 10) vượt qua ngưỡng 3,5GHz. Với BMC Abit, Test Lab "đưa" tốc độ BXL đạt 3,609GHz, Asus P5B-Deluxe là 3,680GHz và Asus P5B-E là 3,548GHz. Sau khi thiết lập các thông số, Test Lab cho chạy thử nghiệm nhiều lần phần mềm PCMark 05 để lấy điểm, kiểm tra độ ổn định cũng như đo nhiệt độ của BXL và chipset. Khi hệ thống làm việc "cật lực" nhiệt độ của BXL vẫn không cao, chỉ tối đa ở mức 620C nhưng nhiệt độ chipset lại rất cao, có khi đến 860C.
Theo Intel thì chipset 975 cho hiệu năng cao hơn so với 965, điều này cũng đúng đối với khả năng ép xung qua kết quả thử nghiệm. Điểm PCMark 05 của Abit cao hơn 2 sản phẩm Asus mặc dù khả năng ép xung BXL không thực sự vượt trội. Riêng về khả năng tận dụng BXL và đồ họa thì 2 sản phẩm của Asus cho kết quả cao hơn, trong khi điểm bộ nhớ Abit có sự vượt trội.
So với hệ thống dùng BXL Intel X6800 (có giá khoảng gấp đôi E6700) 3 hệ thống thử nghiệm cho hiệu năng cao hơn khoảng 10,7 đến 14,5%, một con số ấn tượng, mà tiết kiệm được một khoản chi phí. Test Lab cũng thử nghiệm hệ thống ép xung so với thiết lập bình thường, khi đó BMC Abit cho hiệu năng cao hơn 16,2%.
Kết luận
Bình thường, chất lượng các BMC khó lòng thể hiện rõ để bạn có thể dễ dàng nhận biết -sản phẩm chất lượng cao chạy tốt, chất lượng bình thường cũng chạy "vô tư”. Riêng với những BMC có hỗ trợ ép xung có thể nói, "lò luyện" ép xung là "lửa thử vàng, gian nan thử sức" BMC. Các BMC chất lượng cao cho thấy sức "chịu đựng" mạnh mẽ trong khi các BMC chất lượng thấp rất "mềm yếu" khi chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm treo máy. Tuy nhiên, một số BMC thuộc dòng cao cấp vẫn dễ bị treo máy khi ép xung do dùng loại chipset quá nóng.
Hiệu năng cao và môi trường làm việc êm là hai mặt đối nghịch nhau, đạt hiệu năng cao nghĩa là bạn phải chịu tiếng ồn cao, vì thế chúng tôi đã phải ngừng việc ép xung tại 3,4GHz và sử dụng tính năng điều khiển quạt tự động để có môi trường làm việc tốt hơn.
[[ STeV3N | St. EVEN ] » The pASSiON: Bo mạch chủ - Dành cho ép xung]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét